Thuế nhà đất là gì? tại sao phải nộp thuế nhà đất. Hãy cùng batdongsanblog tìm hiểu thông tin nhé. Thuế đất đai được phân chia đất đai thành 2 loại chính là đất nông nghiệp và phi nông nghiệp. Trong quá trình sử dụng, các loại đất này, các cá nhân hay tổ chức đều phải đóng thuế hằng năm.
Thuế nhà đất là gì?
Thuế nhà đất là Loại thuế gián thu, được áp dụng đối với nhà, đất ở hoặc đất xây dựng công trình. Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình. Đất chịu thuế bao gồm đất ở, đất xây dựng công trình. Đất không chịu thuế đất là đất dùng vào mục đích công cộng, phúc lợi xã hội hoặc từ thiện không thuộc tổ chức, cá nhân nào sử dụng để kinh doanh, đất do các tổ chức tôn giáo, hội quần chúng quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận chuyên dùng vào việc thờ cúng. Căn cứ tính thuế là diện tích đất, hạng đất và mức thuế. Thuế nhà đất có thể được Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét miễn giảm theo từng trường hợp cụ thể theo đề nghị của chi cục trưởng chi cục thuế.
Thuế nhà đất là loại thuế bắt buộc phải nộp
Các loại thuế nhà đất hiện nay
Dựa vào mục đích sử dụng người ta phân chia thuế nhà đất thành năm loại:
Các loại thuế đất hiện nay
1. Thuế thu nhập cá nhân
Mọi hoạt động từ việc kinh doanh gắn liền với đất như: mua bán giao dịch bất động sản sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện hành. Theo quy định năm 2007 về thuế thu nhập cá nhân là một trong những loại thuế phải đóng trong quá trình mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng nhà, đất.
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành không cấm việc các bên tự thỏa thuận người nộp thuế, do đó vẫn có trường hợp người mua bất động sản là người đóng thuế TNCN.
Điều 17, Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định, thuế TNCN khi chuyển nhượng nhà, đất được tính như sau:
Cách tính thuế TNCN: Thuế TNCN phải nộp = 2% x giá chuyển nhượng |
Ví dụ, bất động sản được bán với giá 2 tỷ đồng thì thuế thu nhập cá nhân phải nộp là: 2 tỷ đồng x 2% = 40 triệu đồng.
Trường hợp giá mua bán thấp hơn mức giá đất theo Bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật về đất đai tại thời điểm kê khai thuế, cơ quan thuế sẽ tính thuế theo mức giá nhà, đất của nhà nước ban hành.
Ví dụ: Lô đất 50m2 được thỏa thuận là 20 triệu đồng/m2, tổng giá trị chuyển nhượng là một tỷ đồng. Tuy nhiên, bảng giá đất quy định khu vực đó là 30 triệu đồng/m2. Như vậy, mức đóng sẽ là: 1 tỷ 500 triệu đồng x 2% = 30 triệu đồng.
2. Lệ phí trước bạ
Lệ phí trước bạ là lệ phí phải nộp khi đăng ký quyền sở hữu đất với cơ quan có thẩm quyền theo Điều 3 Nghị định 140/2016/NĐ-CP. Theo điều khoản này thì khi chuyển nhượng đất người mua cần phải đi đăng ký biến động đất đai trong thời gian 30 ngày và người mua phải nộp lệ phí trước bạ.
Công thức tính lệ phí trước bạ: Lệ phí trước bạ = 0,5% x diện tích x giá 1m2 theo bảng giá đất |
Trong đó, diện tích nhà chịu lệ phí trước bạ tính theo diện tích sàn nhà bao gồm cả công trình phụ thuộc quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân đó. Giá 1m2 đất là giá thực tế xây dựng 1m2 sàn nhà của cấp nhà, hạng nhà do UBND cấp tỉnh quy định.
Thuế đối với thu nhập từng cá nhân
Loại thuế này cũng được pháp luật can thiệp đưa ra các quy định đóng thuế. Bất cứ ai có thu nhập thì đều sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên việc nộp thuế có thể đưa ra thỏa thuận để thay đổi người phải nộp thuế. Tùy vào một số trường hợp giao dịch của bên bán và bên mua để tìm ra người đứng ra nộp thuế nhà đất. Người sử dụng đất đều không được phép bỏ qua nguồn chi phí này.
3. Phí công chứng mua bán nhà đất
Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán nhà đất.
Theo Thông tư số 257/2016/BTC, mức thu phí công chứng cụ thể như sau:
Giá trị tài sản/Hợp đồng giao dịch | Mức thu phí |
Dưới 50 triệu đồng | 50.000 đồng |
50 triệu đồng – 100 triệu đồng | 100.000 đồng |
Từ trên 100 triệu đồng – 1 tỷ đồng | 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng |
Từ trên 1 tỷ đồng – 3 tỷ đồng | 1 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng vượt quá 1 tỷ đồng |
Từ trên 3 tỷ đồng – 5 tỷ đồng | 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng vượt quá 3 tỷ đồng |
Từ trên 5 tỷ đồng – 10 tỷ đồng | 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng vượt quá 5 tỷ đồng |
Từ trên 10 tỷ đồng – 100 tỷ đồng | 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng vượt quá 10 tỷ đồng |
Trên 100 tỷ đồng | 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng vượt quá 100 tỷ đồng
(Mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp) |
Hợp đồng công chứng được xem là căn cứ pháp lý cao nhất khi giao dịch chuyển quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở từ người bán sang người mua. Do đó, khi mua bán bất động sản, bên mua và bên bán phải đến văn phòng công chứng hoặc tổ chức công chứng để công chứng hợp đồng mua bán và nộp phí công chứng.
4. Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất là khoản thu mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất gồm:
- Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai;
- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất;
- Trích lục bản đồ địa chính; văn bản; số liệu hồ sơ địa chính (Thông tư 85/2019/TT-BTC).
Từ khóa tìm kiếm trên Google
Thuế nhà đất là gì?
Tìm hiểu thuế nhà đất
thuế nhà đất gồm những loại nào
Tin cùng chuyên mục:
Thuế nhà đất và những thuế cần phải nộp
Novaworld Hồ Tràm – Dự án nghỉ dưỡng cao cấp tại Vũng Tàu
Dự án Hudland Bình Giang Hải Dương